Chuyển đến nội dung chính

HOÀ GIẢI THƯƠNG MẠI, TẠI SAO KHÔNG?

Nghị định số 22/2017/NĐ-CP quy định về hoà giải thương mại đã ra đời gần 02 năm, mang lại một giải pháp mới để giải quyết tranh chấp chấp thương mại một cách hiệu quả, nhanh gọn và chi phí thấp hơn so với các biện pháp truyền thống như khởi kiện tại Toà án, Trọng tài thương mại. Thế nhưng, đến nay, rất ít người, và doanh nghiệp biết và áp dụng giải pháp này.

Để hiểu rõ hình thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng hoà giải thương mại, Saigonmind Law Firm xin giới thiệu một số nội dung căn bản của Nghị định số 22/2017/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định 22).

Các hình thức giải quyết khi có tranh chấp thương mại – Hoà giải thương mại là gì?

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, ký kết, thực hiện hợp đồng, các cá nhân, doanh nghiệp có thể phát sinh các tranh chấp. Thông thường, các tranh chấp này có thể giải quyết bằng con đường thương lượng giữa các bên. Khi không thương lượng được, bất kỳ bên nào có thể thực hiện quyền tố tụng đưa tranh chấp ra Toà án hoặc Trọng tài thương mại để phán quyết.

Thực ra, thế giới đã tồn tại giải pháp hoà giải thương mại bên cạnh các cách giải quyết truyền thông như trên. Hoà giải thương mại là việc giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thoả thuận và được chủ thể hoà giải thương mại làm trung gian hỗ trợ, ghi nhận và xác nhận kết quả thoả thuận giữa các bên. Đây là một phương thức khá tiến bộ, giảm thiểu thời gian giải quyết, đảm bảo tính bảo mật cao, đồng thời giảm thiểu tối đa mọi chi phí để thực hiện hoạt động tố tụng để giải quyết tranh chấp.

Như vậy, kể từ sau Nghị định 22, Chúng ta có các hình thức để giải quyết tranh chấp thương mại như sau:

- Các bên tự thương lượng;

- Bất kỳ các bên thực hiện quyền tố tụng: giải quyết tranh chấp tại Toà án, hoặc Trọng tài thương mại;

- Thực hiện hoà giải thương mại với chủ thể có chức năng hoà giải thương mại.

Phạm vi giải quyết tranh chấp bằng hoà giải thương mại:

Theo nghị định 22 các tranh chấp dưới đây có thể giải quyết bằng hoạt động hoà giải thương mại:

 - Các tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại;

- Các tranh chấp giữa các bên trong đó có một bên hoạt động thương mại;

- Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng hoà giải thương mại.

Chủ thể thực hiện hoà giải thương mại

Theo Nghị định 22, có 02 loại chủ thể thực hiện hoạt động hoà giải thương mại:

a) Hoà giải viên thương mại theo vụ việc: là cá nhân có đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định 22 để đăng ký làm hoà giải viên thương mại theo vụ việc, sẽ nộp hồ sơ đăng ký làm hoà giải viên thương mại theo vụ việc tại SởTư Pháp sở tại. Nếu được chấp thuận, cá nhân đó sẽ được thực hiện hoạt động hoà giải thương mại theo từng vụ việc.

b) Tổ chức thực hiện hoà giải thương mại: gồm Trung tâm Hoà giải thương mại được thành lập theo Nghị định 22; và Trung tâm trọng tài thương mại có đăng ký hoạt động hoà giải thương mại theo nghị định 22.

Tuỳ theo hợp đồng, thoả thuận thương mại mà các bên đã ký kết, nếu có quy định chọn hình thức hoà giải thương mại để giải quyết tranh chấp, thì khi xảy ra tranh chấp, nếu không thương lượng được, các bên có thể chọn Hoà giải viên thương mại theo vụ việc để giải quyết theo trình tự, thủ tục hoà giải, hoặc chọn Trung tâm Hoà giải, Trọng tài Thương mại để thực hiện hoà giải theo quy tắc hoà giải của tổ chức đó.

Hiệu lực của thoả thuận hoà giải thương mại

Khi đạt được kết quả hòa giải thành, các bên lập văn bản về kết quả hòa giải thành, hoà giải viên thương mại theo vụ việc hoặc đại diện tổ chức hoà giải thương mại ký xác nhận vào biên bản. Văn bản về kết quả hòa giải thành có hiệu lực thi hành đối với các bên theo quy định của pháp luật dân sự. 

Bất kỳ các bên có thể gửi văn bản kết quả hoà giải thành cho Toà án để xem xét, công nhận theo quy định pháp luật dân sự. Nếu được Toà án ra quyết định công nhận hòa giải thành ngoài Tòa án, thì Thoả thuận hoà giải thành sẽ được thi hành như bản án của Tòa án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự (khoản 9 Điều 419 BLTTDS). Trường hợp nếu Toà án không công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án, thì không làm ảnh hưởng đến nội dung và giá trị pháp lý của kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án. Thỏa thuận vẫn có hiệu lực ràng buộc đối với các bên tham gia thỏa thuận (đoạn 2 khoản 6 Điều 419 BLTTDS).

 Trường hợp không đạt được kết quả hòa giải thành, các bên có quyền tiếp tục hòa giải hoặc yêu cầu Trọng tài hoặc Tòa án giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật.

Kết luận

Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hoà giải thương mại ngoài Toà án là một phương thức tiến bộ, có tính bảo mật cao, giảm thiểu thời gian và chi phí tố tụng để giải quyết tranh chấp đối với bất kỳ các bên.

Đồng thời, về phương diện xã hội, giải quyết tranh chấp bằng hoà giải thương mại cũng góp phần giúp cho các bên giữ được quan hệ đối tác, cũng như niềm tin trong các giao dịch kinh doanh của mình.


(Ls.Hồ Hữu Hoành)

 

 

Bài đăng phổ biến từ blog này

GIỚI THIỆU HÃNG LUẬT SAIGONMIND

CÔNG TY LUẬT TNHH SAIGONMIND (tên giao dịch: SAIGONMIND LAW FIRM) là một hãng luật được thành lập bởi Luật sư Hồ Hữu Hoành - người có gần 20 năm kinh nghiệm trong việc hỗ trợ, tham vấn cho các doanh nghiệp, cá nhân trong các lĩnh vực pháp luật về thương mại, dân sự, sở hữu trí tuệ, mua bán - sáp nhập và tái cấu trúc doanh nghiệp. Luật sư Hồ Hữu Hoành, từng làm việc tại InvestConsult Group, Tập đoàn Framas Việt Nam, Tổng công ty Cấp nước Saigon (Sawaco); đồng thời là sáng lập viên của Công ty TNHH Saigonmind; và là đối tác của Hãng luật Trilaw; đã thực hiện việc tham vấn cho hàng trăm doanh nghiệp hoạt động tại TP.HCM, Hà Nội và Cần Thơ. Luật sư Hoành có chuyên môn sâu sắc trong lĩnh vực pháp lý doanh nghiệp, franchise, sở hữu trí tuệ, và lao động. Cá nhân ông đã tư vấn thành công cho hàng chục hệ thống kinh doanh tại TP.HCM, như chuỗi outlet Adidas, Trà sữa Hoa Hướng Dương, Cafe Laha, Minano Cafe, Vascara, Mommy Spa, Co-op Smile... Với kinh nghiệm cá nhân của Luật sư Ho...

MỘT SỐ CHÍNH SÁCH PHÁP LÝ MỚI CẬP NHẬT THÁNG 11.2022

  Trong tháng 11/2022, có một số quy định, chính sách pháp lý mới, cụ thể như sau: 1. Việc tạm nộp thuế TNDN của 04 quý không thấp hơn 80% của cả năm Ngày 30/10/2022, Chính phủ ban hành Nghị định  91/2022/NĐ-CP  sửa đổi, bổ sung Nghị định  126/2020/NĐ-CP  hướng dẫn  Luật Quản lý thuế . Theo đó, có quy địn t ổng số thuế TNDN đã tạm nộp của 04 quý không được thấp hơn 80% số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán năm (trước đây theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP thì tỷ lệ này là không thấp hơn 75%). Nghị định  91/2022/NĐ-CP  có 2. Bảo hiểm xã hội Việt Nam thay đổi số điện thoại tiếp nhận phản ánh, kiến nghị Cụ thể, kể từ ngày 1/11/2022, Bảo hiểm xã hội Việt Nam thay đổi số điện thoại chuyên dùng tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính từ số 024.39928017 sang số 024.39340058. Các phản ánh, kiến nghị được tiếp nhận theo một trong các cách thức sau: Gửi qua Hệ thống thông tin, tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân,  doan...

PHƯƠNG THỨC GỌI VỐN CỦA START-UP THỰC HIỆN THEO PHÁP LUẬT

(ĐTCK) Vốn đóng vai trò số 1 với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt với doanh nghiệp khởi nghiệp (start-up) thì đây yếu tố quyết định sự sống còn. Nếu coi doanh nghiệp như một thực thể sống thì vốn thường được ví là dòng máu. Vấn đề lớn nhất mà các doanh nghiệp startup gặp phải chính là huy động vốn để triển khai các ý tưởng, kế hoạch kinh doanh. Ngoài việc các thành viên, đối tác cùng nhau góp vốn, vay mượn người thân, tổ chức tín dụng, thì các doanh nghiệp startup cũng hướng đến việc gọi vốn từ xã hội (các nhà đầu tư, quỹ tài chính…). 1. Cơ sở pháp lý và tiến trình thực hiện Căn cứ Ðiều 123, Luật Doanh nghiệp năm 2014, công ty cổ phần (không phải đại chúng) có thể phát hành thêm cổ phiếu để chào bán cho các nhà đầu tư (không phải cổ đông hiện hữu) nhằm tăng vốn điều lệ và thu lại thặng dư cổ phần (chênh lệch giữa giá bán cổ phần thực tế so với mệnh giá cổ phần). Như vậy, để thực hiện việc huy động vốn thông qua phương thức chào bán cổ phần riêng lẻ, doanh ngh...