Chuyển đến nội dung chính

MỘT SỐ CHÍNH SÁCH PHÁP LÝ MỚI CẬP NHẬT THÁNG 11.2022

 

Trong tháng 11/2022, có một số quy định, chính sách pháp lý mới, cụ thể như sau:

1. Việc tạm nộp thuế TNDN của 04 quý không thấp hơn 80% của cả năm

Ngày 30/10/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 91/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý thuế.

Theo đó, có quy địn tổng số thuế TNDN đã tạm nộp của 04 quý không được thấp hơn 80% số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán năm (trước đây theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP thì tỷ lệ này là không thấp hơn 75%). Nghị định 91/2022/NĐ-CP có

2. Bảo hiểm xã hội Việt Nam thay đổi số điện thoại tiếp nhận phản ánh, kiến nghị

Cụ thể, kể từ ngày 1/11/2022, Bảo hiểm xã hội Việt Nam thay đổi số điện thoại chuyên dùng tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính từ số 024.39928017 sang số 024.39340058.

Các phản ánh, kiến nghị được tiếp nhận theo một trong các cách thức sau: Gửi qua Hệ thống thông tin, tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp tại địa chỉ: https://pakn.dichvucong.gov.vn. Gửi đến cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Địa chỉ: Số 7, Tràng Thi, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội. Số điện thoại chuyên dùng: 0243.9340058; Địa chỉ thư điện tử: thutuchanhchinh@vss.gov.vn

3. Bổ sung quy định thay đổi hồ sơ gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 08/2022/TT-BYT có hiệu lực kể từ ngày 20/10/2022, và hủy bỏ:

-         Thông tư số 32/2018/TT-BYT ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc đăng ký thuốc;

-         Khoản 3 Điều 1 Thông tư số 23/2021/TT-BYT ngày 09 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;

-         Khoản 5 Điều 1 Thông tư số 29/2020/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, liên tịch ban hành;

Theo Thông tư 08/2022/TT-BYT, thời hạn hiệu lực của giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc là 05 năm kể từ ngày cấp hoặc gia hạn, trừ các trường hợp sau đây thì thời hạn hiệu lực của giấy đăng ký lưu hành là 03 năm:

-         Thuốc mới, vắc xin lần đầu cấp giấy đăng ký lưu hành, sinh phẩm tham chiếu, sinh phẩm tương tự lần đầu cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam;

-         Thuốc cùng dược chất, nồng độ, hàm lượng, dạng bào chế với thuốc mới mà thuốc mới đó chưa được cấp giấy đăng ký lưu hành với thời hạn 05 năm;

-         Các trường hợp tiếp tục theo dõi an toàn, hiệu quả theo ý kiến tư vấn của Hội đồng;

-         Thuốc thuộc trường hợp quy định nêu trên nhưng tại thời điểm nộp hồ sơ gia hạn giấy đăng ký lưu hành mà chưa có báo cáo an toàn, hiệu quả vì lý do chưa lưu hành hoặc có báo cáo an toàn, hiệu quả nhưng số lượng thuốc sử dụng, số lượng bệnh nhân, thời gian sử dụng còn hạn chế theo ý kiến của Hội đồng hoặc có khuyến nghị của cơ sở khám chữa bệnh về việc cần tiếp tục theo dõi an toàn, hiệu quả.

Ngoài ra, Thông tư 08 quy định thời hạn nộp hồ sơ đăng ký gia hạn giấy đăng ký lưu hành là trong vòng 12 tháng trước khi giấy đăng ký lưu hành hết hiệu lực. Trường hợp có thay đổi hồ sơ hành chính trong hồ sơ gia hạn, thì sau 12 tháng kể từ ngày ban hành Quyết định gia hạn giấy đăng ký lưu hành, cơ sở phải thực hiện các nội dung thay đổi đã được phê duyệt trong hồ sơ gia hạn. 

4. Sửa đổi quy định về Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực

            Ngày  18/11/2022, Bộ Công thương ban hành Thông tư số 32/2022/TT-BCT để sửa đổi Thông tư số 05/2022/TT-BCT về quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực.

            Quý khách hàng nếu cần tham khảo xin click vào đây: THÔNG TƯ 32/2022/TT-BCT, để tải file gốc văn bản.

SAIGONMINDLAW TỔNG HỢP

Bài đăng phổ biến từ blog này

GIỚI THIỆU HÃNG LUẬT SAIGONMIND

CÔNG TY LUẬT TNHH SAIGONMIND (tên giao dịch: SAIGONMIND LAW FIRM) là một hãng luật được thành lập bởi Luật sư Hồ Hữu Hoành - người có gần 20 năm kinh nghiệm trong việc hỗ trợ, tham vấn cho các doanh nghiệp, cá nhân trong các lĩnh vực pháp luật về thương mại, dân sự, sở hữu trí tuệ, mua bán - sáp nhập và tái cấu trúc doanh nghiệp. Luật sư Hồ Hữu Hoành, từng làm việc tại InvestConsult Group, Tập đoàn Framas Việt Nam, Tổng công ty Cấp nước Saigon (Sawaco); đồng thời là sáng lập viên của Công ty TNHH Saigonmind; và là đối tác của Hãng luật Trilaw; đã thực hiện việc tham vấn cho hàng trăm doanh nghiệp hoạt động tại TP.HCM, Hà Nội và Cần Thơ. Luật sư Hoành có chuyên môn sâu sắc trong lĩnh vực pháp lý doanh nghiệp, franchise, sở hữu trí tuệ, và lao động. Cá nhân ông đã tư vấn thành công cho hàng chục hệ thống kinh doanh tại TP.HCM, như chuỗi outlet Adidas, Trà sữa Hoa Hướng Dương, Cafe Laha, Minano Cafe, Vascara, Mommy Spa, Co-op Smile... Với kinh nghiệm cá nhân của Luật sư Ho...

PHƯƠNG THỨC GỌI VỐN CỦA START-UP THỰC HIỆN THEO PHÁP LUẬT

(ĐTCK) Vốn đóng vai trò số 1 với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt với doanh nghiệp khởi nghiệp (start-up) thì đây yếu tố quyết định sự sống còn. Nếu coi doanh nghiệp như một thực thể sống thì vốn thường được ví là dòng máu. Vấn đề lớn nhất mà các doanh nghiệp startup gặp phải chính là huy động vốn để triển khai các ý tưởng, kế hoạch kinh doanh. Ngoài việc các thành viên, đối tác cùng nhau góp vốn, vay mượn người thân, tổ chức tín dụng, thì các doanh nghiệp startup cũng hướng đến việc gọi vốn từ xã hội (các nhà đầu tư, quỹ tài chính…). 1. Cơ sở pháp lý và tiến trình thực hiện Căn cứ Ðiều 123, Luật Doanh nghiệp năm 2014, công ty cổ phần (không phải đại chúng) có thể phát hành thêm cổ phiếu để chào bán cho các nhà đầu tư (không phải cổ đông hiện hữu) nhằm tăng vốn điều lệ và thu lại thặng dư cổ phần (chênh lệch giữa giá bán cổ phần thực tế so với mệnh giá cổ phần). Như vậy, để thực hiện việc huy động vốn thông qua phương thức chào bán cổ phần riêng lẻ, doanh ngh...